Với cơ chế không giới hạn số lượng nguyện vọng, kỳ thi THPT quốc gia 2020 sẽ tiếp tục mở rộng cánh cửa trúng tuyển cho các thí sinh. Tuy nhiên, nếu chỉ đăng ký thật nhiều ngành học, trường học mà không tính toán kỹ lưỡng, bạn hoàn toàn có thể bỏ lỡ cơ hội của chính mình. Đó là lý do sĩ tử 2k2 nên tham khảo ngay 4 nguyên tắc lựa chọn và sắp xếp nguyện vọng thi đại học “bách chiến bách thắng” sau đây.
Đưa ra 4 nguyên tắc, phân tích và lấy ví dụ minh họa
Theo dự thảo quy chế thi của Bộ Giáo dục & Đào tạo, khi tiến hành xét tuyển, thí sinh sẽ được công nhận trúng tuyển vào 1 nguyện vọng có thứ tự cao nhất có thể. Các nguyện vọng sau đó tự động không được xét đến dù bạn có mức điểm cao hơn điểm chuẩn.
Với cùng ngành học, trường học và cùng đợt xét tuyển, các thí sinh sẽ được đánh giá như nhau
Ngoài ra, trong mỗi đợt xét tuyển, các sĩ tử đăng ký vào cùng ngành, cùng trường với cùng tổ hợp môn sẽ được đánh giá một cách bình đẳng dựa trên điểm thi. Dù thứ tự của nguyện vọng khác nhau, kết quả đỗ hay trượt vẫn chỉ căn cứ vào 1 mức điểm trúng tuyển.
Như vậy, các thí sinh khi lựa chọn và sắp xếp nguyện vọng thi đại học cần lưu ý 4 nguyên tắc sau:
Thứ 1: Bạn phải đăng ký nguyện vọng theo thứ tự ngành yêu thích và trường yêu thích. Ví dụ, bạn dự tính bản thân có thể đạt được 20 điểm. Trong khi đó, ngành học bạn mong muốn trúng tuyển nhất thường có mức điểm chuẩn lên tới 23 điểm. Bạn vẫn nên đặt nguyện vọng đó lên vị trí số 1.
Thứ 2: Bạn cần cân nhắc để chọn đúng ngành yêu thích, phù hợp với năng lực, tuyệt đối không nên vì yêu thích trường hay chỉ để đỗ mà chọn bừa ngành học.
Thí sinh nên có một nguyện vọng “an toàn” để đề phòng rủi ro
Thứ 3: Thí sinh phải có ít nhất một nguyện vọng có mức điểm chuẩn năm ngoái thấp hơn so với năng lực của bản thân để đề phòng rủi ro.
Thứ 4: Bạn nên tìm hiểu kỹ về các tổ hợp môn xét tuyển của ngành học đó. Nếu có nhiều tổ hợp khác nhau, hãy lựa chọn tổ hợp môn có tổng điểm cao nhất để đăng ký.
Thông tin về chương trình tuyển sinh 2020 của Đại học Lạc Hồng
Năm 2020, Đại học Lạc Hồng tuyển sinh tổng cộng 22 ngành học, trong đó, có nhiều ngành học mang lại các cơ hội việc làm hấp dẫn như Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng, Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa…
LHU áp dụng 5 phương thức xét tuyển trong mùa tuyển sinh 2020
Nhà trường dự kiến sử dụng 5 phương thức xét tuyển, bao gồm:
(1). Xét tuyển kết quả thi THPT Quốc gia 2020.
(2). Xét tuyển đại học theo kết quả học bạ lớp 12, bao gồm 2 hình thức:
- Tổng điểm 3 môn (theo tổ hợp xét tuyển) cả năm lớp 12 trong học bạ ≥ 18 điểm.
- Tổng điểm trung bình cả năm lớp 12 ≥ 6.0 điểm.
(3). Xét tuyển theo điểm trung bình 3 học kỳ (HK 1 và 2 của lớp 11 và HK1 lớp 12)
(4). Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Lạc Hồng hoặc ĐH Quốc gia TP. HCM.
(5). Xét tuyển thẳng vào Đại học:
- Thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các cuộc thi khoa học kỹ thuật học sinh trung học, cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh trở lên.
- Thí sinh có học lực loại khá 3 năm lớp 10, 11, 12.
- Thí sinh học tại các trường chuyên.
- Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế.
- Thí sinh thuộc 200 trường Top đầu cả nước.
- Thí sinh thuộc các trường THPT có ký kết nghĩa - hợp tác giáo dục với LHU.
Như vậy, ngoài việc nắm chắc 4 nguyên tắc sắp xếp nguyện vọng thi đại học, thí sinh có thể chủ động mở rộng cơ hội trúng tuyển với các phương thức tuyển sinh riêng, đơn cử như xét học bạ. Để đăng ký xét tuyển vào Đại học Lạc Hồng, bạn vui lòng truy cập: https://lhu.fun/EAE495.
Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những gợi ý hữu ích về việc sắp xếp nguyện vọng thi đại học. Chúc teen 2k2 luôn tự tin và có được những quyết định đúng đắn trước hành trình “vượt vũ môn” sắp tới